Hiệu quả của Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022
Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022 đã tác động làm thay đổi nhận thức của hòa giải viên, từ đó tác động đến công tác hòa giải ở cơ sở.

Qua 03 năm triển khai thực hiện Đề án Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019-2022” trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những thay đổi tích cực trong nhận thức của hòa giải viên và công tác hòa giải ở cơ sở. Tổ hòa giải được củng cố, kiện toàn đủ số lượng, thành phần cơ cấu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở; việc lựa chọn, giới thiệu thành viên tham gia tổ Hòa giải được tiến hành trên cơ sở sự đánh giá, nhận xét về năng lực, phẩm chất, thái độ, tinh thần tham gia các hoạt động, phong trào tại địa phương; uy tín của cá nhân đã giúp cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở ngày càng chất lượng. Cùng với việc thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng và khả năng truy cứu tài liệu, đội ngũ hòa giải viên ngày càng nhận thức cao hơn về kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa giải, ý thức nêu gương và tinh thần trách nhiệm từ đó tạo hiệu quả cao trong công tác hòa giải cơ sở.

Bên cạnh đó, tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định, công tác hoà giải được tiến hành ngày càng có hiệu quả, tỷ lệ hoà giải thành trong số các vụ việc phát sinh hàng năm tăng cao góp phần ngăn chặn kịp thời các mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở, giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong địa bàn dân cư, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Hoạt động hoà giải đã giúp cho công dân, tổ chức tiết kiệm được kinh phí, hạn chế việc khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền. Có được kết quả như vậy là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác hoà giải của các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường, thị trấn. Đặc biệt là sự phối kết hợp giữa Mặt trận và các tổ chức thành viên trong quá trình xây dựng, củng cố kiện toàn tổ chức hoà giải và thuờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Bên cạnh đó, sự nỗ lực, cố gắng của công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là đông đảo lực lượng hoà giải viên với tinh thần tự nguyện, không vì lợi ích cá nhân, tích cực, chủ động đã tạo nên thành công chung cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh. Việc tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở theo Chương trình khung và Bộ tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở do Bộ Tư pháp ban hành và đăng tải tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải cơ sở cho Hòa giải viên trên cổng thông tin điện tử tỉnh, huyện, các phương tiện phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở đã góp phần làm cho nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể về vai trò, vị trí của công tác hòa giải ở cơ sở đã được nâng lên, đặc biệt là sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND tỉnh, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện, xã, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên nên các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã dần hoạt động có hiệu quả, đưa Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành thật sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là người dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này, từ đó sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở trong cộng đồng dân cư.

Diệp Hương

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1