27/08/2024
Huyện Sông Mã tăng cường công tác phòng chống, thiên tai năm 2024
Sông Mã là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn La, huyện cách trung tâm thành phố Sơn La 110 km về phía Nam theo trục Quốc lộ 4G; phía Đông giáp huyện Mai Sơn, phía Tây giáp huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp huyện Sốp Cộp và Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp huyện Thuận Châu; huyện có diện tích tự nhiên là 163.955,7 ha, dân số toàn huyện trên 163 nghìn người, có 18 xã và 01 thị trấn, có 43,5 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào, có 4 xã biên giới (Mường Sai, Chiềng Khương, Mường Hung, Mường Cai), đất đai chủ yếu là đồi núi, độ dốc lớn, địa hình chia cắt bởi những dãy núi cao và suối sâu, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Do tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt đặc biệt, các dạng thiên tai, ngay từ đầu năm UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 29/02/2024 về Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Sông Mã năm 2024; Phương án số 50/PA-BCH ngày 05/3/2024 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện về Phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn huyện Sông Mã năm 2024
Từ 23/7-24/7/2024 trên địa bàn tỉnh Sơn La nói chung và huyện Sông Mã nói riêng đã có những trận mưa lớn gây ra lũ, gập lụt, sạt lở đất đá gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của Nhân dân.
Công tác ứng cứu người và tài sản trong mưa lũ
Khó khăn về giao thông đi lại của nhân dân sau khi bị thiệt hại cầu, cống do mưa lũ gây ra
Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp của nhân dân
Thiệt hại về nhà ở của nhân dân do mưa lũ, gió lốc gây ra
Sạt lở đất đá gây ảnh hưởng đến nhiều tuyến giao thông
Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ huy ứng cứu thành công 12 người mắc kẹt tại bãi bồi trên sông Mã đưa về nơi an toàn, trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, thống kê thiệt hại, hỗ trợ các hộ dân di chuyển tài sản đến nơi ở an toàn.
Trước diễn biến thời tiết phức tạp, cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu, huyện Sông Mã đã và đang tăng cường chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở tuyên truyền tới Nhân dân thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết; chủ động phương châm "4 tại chỗ" trong công tác phòng, chống thiên tai và triển khai thực hiện một số giải pháp như sau:
1. Chủ động rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, thông tin và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ.
2. Rà soát các điểm dân cư, các khu vực trọng điểm thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, có phương án di dời nhân dân đến nơi an toàn.
3. Thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
4. Rà soát, kiện toàn các đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã. Đồng thời, rà soát các điểm an toàn từng địa bàn, nếu có thiên tai xảy ra sẽ di dời nhân dân đến ở kịp thời.
5. Tăng cường tuyên truyền, thông tin đến nhân dân về tình hình thời tiết; chủ động cắm biển cảnh báo khu vực sạt lở. Bố trí các điểm tái định cư đảm bảo an toàn, nếu xảy ra thiên tai sẽ di dời nhân dân đến ở, nhanh chóng ổn định đời sống và phát triển kinh tế sau thiên tai.
6. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như trên các phương tiện thông tin đại chúng; trên mạng xã hội: Facebook, Zalo...; lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị của các xã, thị trấn, các tổ, bản,... Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; các quy định của pháp luật về phòng chống thiên tai, các mô hình, bài học kinh nghiệm tại cộng đồng về phòng chống thiên tai...
Tác giả: Lại Xuân Tiến - Phòng Nông nghiệp&PTNT