Tỉnh Sơn La phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Trong những năm qua, để nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tỉnh Sơn La đã tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả tích cực.

Tỉnh Sơn La ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Trong trồng trọt, trên địa bàn tỉnh đã ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, chế phẩm vi sinh, công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trồng. Đến nay, đã đưa vào sản xuất bộ giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất chất lượng gồm: 4 giống mía; 19 giống ngô; 5 giống lúa; 20 giống cây ăn quả các loại; 02 giống chè; 01 giống cà phê THA1,.... Tổng diện tích ghép cải tạo cây ăn quả toàn tỉnh đạt 13.109 ha, trong đó: cây xoài 3.967 ha; nhãn 7.623 ha; bơ 583 ha; cam 364 ha; bưởi 432 ha; cây ăn quả khác 140 ha. Ứng dụng ghép cà chua trên gốc cà tím, nhập nội và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô một số giống hoa như: Hồng, Lan, Tuy líp từ Hà Lan, Đài Loan. Hiện, toàn tỉnh sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, phun… tiết kiệm nước cho diện tích trên 900 ha cây trồng. Xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà kính, nhà màng cho trên 50 ha. Năm 2021 các nhà vườn ước tính đã sử dụng trên 40 triệu túi bao quả cho diện tích trên 3.000 ha.

Năm 2021, toàn tỉnh tiếp tục tổ chức sản xuất các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn các huyện, thành phố, gồm mô hình sản xuất: Cây ăn quả, rau, chè, lợn thịt theo hướng hữu cơ; ủ phân hữu cơ tổng hợp. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đang triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ như: sản xuất bưởi, chè, lúa….

Đối với chăn nuôi, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao kỹ thuật, mở rộng mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình để phát triển chăn nuôi, gắn với mở chợ buôn bán trao đổi đại gia súc, gồm: Ứng dụng công nghệ cấy chuyển phôi giống bò sữa thuần chủng tại Mộc Châu, phối giống nhân tạo cho bò cái có kết quả bằng tinh của giống bò chất lượng cao (Brahman)….  Duy trì và phát triển Nhà máy chế biến thức ăn cho bò sữa TMR tại Mộc Châu, trang trại chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu, Vân Hồ; Ứng dụng phát triển công nghệ chuồng kín, công nghệ tự động hóa toàn bộ hoặc một số khâu trong chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp như chăn nuôi lợn giống, lợn siêu nạc ứng dụng công nghệ cao.…; Ứng dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sử dụng men vi sinh hoạt tính trong ủ, chế biến thức ăn chăn nuôi quy mô hộ gia đình.

Ứng dụng công nghệ mô, hom trong chọn, tạo, nhân giống các giống cây lâm nghiệp như xoan, tếch, giổi…. Ứng dụng công nghệ GIS trong bảo vệ rừng. Hiện nay, có 12/12 huyện, thành phố đã ứng dụng công nghệ trong quản lý, bảo vệ rừng.

Nuôi trồng thủy sản cũng đã triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc đàn cá bố mẹ; công nghệ sản xuất cá giống bằng phương pháp đẻ vuốt và ấp trứng bằng bình vây, ứng dụng phương pháp lai xa hoặc sử dụng hóa chất để tạo giống đơn tính trong sản xuất cá giống, nhằm tạo ra con giống có năng suất, chất lượng cao. Ứng dụng và mở rộng diện tích nuôi cá thâm canh, nuôi lồng, bè có sử dụng thức ăn công nghiệp đối với một số đối tượng nuôi chính như: Chép, trôi, trắm cỏ, rô phi đơn tính, diêu hồng, lăng, tầm. Năm 2021 tiếp tục thực hiện mô hình nuôi trai lấy ngọc trên địa bàn 3 huyện (Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Phù Yên) và thành phố Sơn La.

Tiếp tục thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc đưa máy móc vào sản xuất, thu hoạch sản phẩm như sử dụng máy cày, máy gặt, phương tiện vận tải nông sản đến nơi tiêu thụ.

Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương ước đạt năm 2021 là 5.041 ha; diện tích cà phê áp dụng 4C, UTZ đạt trên 16.500 ha cho 14.148 hộ gia đình. Sản lượng cá sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác cho sản lượng 3.098 tấn/năm. Sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGAP hoặc GAP khác đạt 364 lít/năm.

Có thể thấy việc ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm. Sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh Sơn La ngày càng được người tiêu dùng trên cả nước ưa chuộng và đã được xuất khẩu sang thị trường các nước khó tính góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Lê Hồng

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1