Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục có bước phát triển nhanh và bền vững, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo quan điểm sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của tỉnh; tăng cường thâm canh, tăng vụ, ứng dụng các giống mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các cây công nghiệp chủ lực được đầu tư chiều sâu, gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

 

Giai đoạn 2008 – 2020, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản về cơ chế, chính sách hỗ trợ đu tư vào nông nghiệp. Qua đó đã hỗ trợ cho trên 1.000 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã; trên 50.000 lượt hộ gia đình, cá nhân; UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 27/10/2013 về ban hành kế hoạch thực hiện Đ án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát trin bn vững trên địa bàn tỉnh. Tỉnh đã chuyển từ chủ trương "Nhà nước và nhân dân cùng làm" sang ch trương "Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ" bằng các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp để thực hiện có hiệu quả về quy mô và trình độ sản xuất.

Tập trung đổi mới quan hệ trong tổ chức sản xuất, chuyển mạnh từ kinh tế cá thể nhỏ lẻ, hiệu quả thấp sang kinh tế tập thể, trọng tâm là phát triển hợp tác xã trồng cây ăn quả, rau, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình sản xut nông nghiệp tốt, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi cung ứng nông sản an toàn và tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới.        

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tiếp tục chuyển dịch tích cực và phát triển theo hướng sản xuất nông sản hàng hoá, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm gn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2008 theo giá so sánh 1994 mi đạt 3.388 tỷ đồng, đến năm 2020 giá trị tăng thêm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 7.575 tỷ đồng; bình quân giai đoạn 2008 - 2010 tăng 13,7%, giai đoạn 2011 - 2015 tăng 3,7%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng 4,32%/năm. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2008 chiếm 45,87% trong tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, đến năm 2020 giảm còn 25,27%. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt; tuy nhiên, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng tương đối cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông sản, thủy sản thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi cho năng sut, cht lượng cao; khuyến khích áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước, nhà lưới, nhà kính vào trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp tại các vùng có điu kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Chuyển mạnh diện tích trồng cây lương thực ngắn ngày hiệu quả kinh tế thấp sang trng cây ăn quả trên đất dốc. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao hiệu qu trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác. ng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein, chế phẩm vi sinh, công nghệ sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại cây trng. Đến nay đã đưa vào sản xuất bộ giống có thời gian sinh trưởng khác nhau nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng cao năng suất chất lượng gồm: 4 giống mía; 19 giống ngô; 5 giống lúa; 20 giống cây ăn quả các loại...

Năm 2019 - 2020 triển khai thực hiện thí điểm có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho sản xuất 11 sản phẩm nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn các huyện, thành phố gồm mô hình sản xuất: cây ăn, quả (Bưởi, cam, nhãn, xoài, thanh long, chanh leo, na), rau, chè, lợn thịt theo hướng hữu cơ; ủ phân hữu cơ tổng hợp. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức, cá nhân đang trin khai các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ như sản xuất bưởi trên địa bàn huyện Thuận Châu; Chè trên địa bàn huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Vân Hồ; Lúa trên địa bàn huyện Phù Yên....

Hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh như: Vùng nguyên liệu ngô phục vụ khoảng 700 cơ sở tách hạt, sấy ngô, nghiền ngô và 01 nhà máy chế biến thức ăn gia súc; vùng nguyên liệu mía phục vụ Nhà máy Mía đường Sơn La; vùng nguyên liệu sắn phục vụ 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, khoảng 1.000 cơ sở sơ chế sắn; vùng nguyên liệu chè phục vụ 27 cơ sở, nhà máy chè trên địa bàn tỉnh; vùng nguyên liệu cà phê phục vụ 2 cơ sở chế biến sâu cà phê, 5 cơ sở sơ chế cà phê nhân theo quy mô công nghiệp và các cơ sở sơ chế, chế biến cà phê thóc nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình; vùng nguyên liệu cao su phục vụ Nhà máy chế biến caọ su 28/10; vùng nguyên liệu rau, quả phục vụ 04 cơ sở, nhà máy chế biến rau, quả trên địa bàn tỉnh, Diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, an toàn, hữu cơ...) đạt 17.538 ha.

Phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng về chủng loại, hình thức chăn nuôi, tăng cường ứng dụng khoa học k thuật vào khâu lai tạo giống, chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho gia súc gia cầm. Việc đẩy mạnh phát triển mô hình trang trại tập trung gắn với vệ tinh là các hộ gia đình đã góp phần tạo ra những chuyển biến quan trọng cho ngành chăn nuôi. Các hình thức chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp, bán công nghiệp, sản xut hàng hoá đang từng bước được quan tâm trin khai thay thế phương thức chăn nuôi nhỏ, lẻ kém hiệu quả tại các địa phương.

Việc chăm sóc, bảo vệ rừng luôn được tỉnh chú trọng thực hiện. Tỉnh đã tập trung khôi phục, bảo vệ và phát triển vốn rừng, nhất là hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và các khu bảo tồn thiên nhiên; trồng rừng tập trung theo hướng liền vùng, liền khoảnh, tăng diện tích rừng ở các vùng đất trống, đồi, núi trọc, đất xấu, trng rừng dọc hành lang giao thông... nhằm tăng nhanh độ che phủ rừng, hạn chế lũ, bảo vệ hồ thủy điện Sông Đà.

Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên tổ chức các đoàn công tác đi nghiên cứu, làm việc, mời gọi các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp về đầu tư, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong phát triển vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ, gắn với đầu tư nhà máy chế biến nông sản, đưa sản phẩm vào chuỗi tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại trong nước và xuất khẩu các loại nông sản ra nước ngoài. Chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng thực hiện xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản tập trung, hỗ trợ xuất khẩu, tìm kiếm mở rộng thị trường.

Như Thủy

Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1