Dân tộc Mông (H'Mông)
Các tên gọi khác: Mèo, Mẹo, Miêu.

Ngôn ngữ: Tiếng Mông thuộc nhóm ngôn ngữ Mông-Dao.

 

Thiếu nữ dân tộc Mông - Ảnh minh họa

              * Nhóm địa phương: Người Mông có các nhóm khác nhau Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông Đen).

               * Dân số: Dân tộc Mông có trên 558.000 người.

              * Cư trú : Dân tộc Mông tập trung ở miền núi vùng cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An.

              * Kinh tế: Nguồn sống chính của đồng bào Mông là làm nương rẫy du canh, trồng ngô, trồng lúa, ở một vài nơi có ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngô và lúa nương, lúa mạch. Ngoài ra đồng bào còn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mông có trâu, bò, ngựa, chó, gà. Xưa kia người Mông quan niệm : Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của đàn ông.

 

Một kiểu nhà của người Mông - Ảnh minh họa


              * Trang phục: Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Một bộ y phục cổ truyền của phụ nữ gồm có: váy, áo xẻ ngực, tạp dề trước và sau, xà cạp quấn chân. Áo phụ nữ mông có cổ là một miếng vải treo trên bả vai được thêu sặc sỡ. Váy may và trang trí công phu, là váy mở xếp nếp xoè rộng.

               * Gia đình – Hôn nhân: Đồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể đẻ và chết trong nhà nhau, phải luôn luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng họ đảm nhiệm công việc chung.
Hôn nhân của người Mông theo tập quán tự do kén chọn bạn đời. Những người cùng dòng họ không được lấy nhau. Người Mông có tục ''háy pù'', tức là trong trường hợp trai gái yêu nhau, cha mẹ thuận tình nhưng kinh tế khó khăn, hai người hẹn hò nhau tại một địa điểm, rồi chàng trai dắt tay cô gái về làm vợ. Vợ chồng người Mông rất ít bỏ nhau, họ sống với nhau hòa thuận, cùng làm ăn, cùng lên nương, xuống chợ và đi hội hè...

               * Phong tục tập quán: Tết cổ truyền của người Mông tổ chức vào tháng 12 dương lịch. Trong 3 ngày tết, họ không ăn rau xanh. Nam nữ thanh niên vui xuân thường thổi kèn gọi bạn.

Phiên chợ _ ảnh minh họa


              * Nhạc cụ: Có nhiều loại, phổ biến là khèn và đàn môi. Sau một ngày lao động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gọi bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuốc sống, của quê hương, đất nước.

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1